Cách chơi Sâm lốc đơn giản, dễ hiểu cho người mới bắt đầu 

Với những người mê các trò chơi bài tú lơ khơ thì không thể không biết đến Sâm lốc. Đây là trò bài phổ biến chỉ sau tiến lên, phỏm hay 3 cây. Đặc biệt đối với những người miền Bắc thì lại càng thân thuộc hơn với trò bài này vì đây là trò chơi có nguồn gốc từ nơi đây. Vậy nên nếu các bạn vẫn chưa biết gì về game bài hấp dẫn này thì hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây. 

Sâm lốc là gì?

Sâm lốc là một trò chơi sử dụng bộ bài tây 52 lá hay còn gọi là tú lơ khơ. Đây là trò chơi đã có mặt lâu đời và được mọi người từ mọi tầng lớp, lứa tuổi yêu thích bởi sự đơn giản nhưng không kém phần thú vị khi chơi. 

Tựa game bài có nhiều điểm tương đồng với tiến lên miền Nam nhưng đã được thay đổi nhiều chi tiết để tạo nên một dạng trò chơi mới. Do vậy nhiều người thường lầm tưởng đây là trò chơi có nguồn gốc từ miền Nam nhưng thực tế miền Bắc mới là nơi ra đời của trò chơi này. 

Sâm lốc - Tựa game bài phổ biến
Sâm lốc – Tựa game bài phổ biến

Nhiệm vụ của người chơi Sâm lốc là lần lượt đánh các quân bài lớn hơn người đi trước để chặn lượt đánh của họ và giành quyền bắt đầu lượt đánh mới cho mình. Tất nhiên, mục tiêu chung vẫn là phải tẩu tán bài của mình càng nhanh càng tốt để có thể ăn được nhiều thưởng hơn.

Điểm khác biệt lớn nhất của game bài này so với tiến lên miền Nam chính là hệ thống xin làng, báo làng khi gần về đích. Ngoài ra, các điểm đặc biệt trong cách tính thắng thua, tính ăn điểm cũng tạo nên sức hấp dẫn của trò chơi này so với tiến lên miền Nam.

Sâm lốc là trò chơi tương đối đơn giản về cách chơi, ai cũng có thể hiểu và chơi theo. Tuy nhiên để có thể chiến thắng và ăn được nhiều thưởng nhất thì bạn cần nắm chắc luạt chơi và một vài trường hợp đặc biệt dưới đây.

Những thuật ngữ trong Sâm lốc mà bạn cần biết

Nắm chắc các thuật ngữ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách chơi Sâm lốc cũng như tính toán được các bước đi của mình để giành được chiến thắng. Chi tiết về các thuật ngữ mà bạn cần phải nắm rõ như sau:

Các thuật ngữ cơ bản của Sâm lốc

Cũng như tiến lên miền Nam, Sâm lốc có những thuật ngữ cơ bản của một trò tiến lên như là:

  • Bài lẻ (bài rác): Là những quân bài đứng một mình, không thể ghép cặp hay có dãy theo cùng. 
  • Đôi: Là bộ hai quân bài có cùng giá trị số ghép lại thành một cặp, không nhất thiết phải cùng màu. 
  • Sâm: Là bộ ba lá bài có cùng giá trị số ghép lại với nhau.
  • Tứ quý: Là bộ bốn lá bài có cùng giá trị số, đủ cả bốn chất bài là cơ – rô – tép – bích.
  • Sảnh (hay còn gọi là dãy): Là một nhóm các lá bài có giá trị số liên tiếp nhau, theo thứ tự lớn dần. Một sảnh phải có ít nhất 3 lá, còn độ dài lớn nhất là không giới hạn. Chỉ trừ trường hợp là 3 lá KA2 thì không thể tại thành 1 sảnh. 

Ngoài những cách chia nhóm bài cơ bản trên thì Sâm lốc còn vài nhóm bài đặc biệt khác có giá trị đặc biệt trong khi chơi:

  • Sảnh rồng: Là một sảnh bài gồm 10 lá liên tiếp lớn dần, cũng là sảnh bài lớn nhất có thể đạt được. Có sảnh rồng thì có thể nói bạn đã nắm 99% chiến thắng trong tay.
  • Tứ quý 2: Bộ 4 lá bài có giá trị 2. Đây là bộ tứ quý mạnh nhất bộ bài có thể chặn được gần như mọi lượt đánh chỉ trừ sảnh.
  • Có 10 lá bài đồng chất: có thể cùng chất (cơ, rô, tép, bích) hoặc cùng màu.
  • Có 3 Sâm cô: số lượng bộ ba tối đa bạn có thể sở hữu.
  • Có 5 đôi: số lượng đôi tối đa bạn có thể có

Các thuật ngữ đặc biệt riêng của Sâm lốc

Một số thuật ngữ riêng mà chỉ Sâm lốc mới có mà bạn cần nắm chắc để có thể chiến thắng trong một ván bài:

  • Ăn trắng: Là khi bạn sở hữu một trong những nhóm bài đặc biệt trên thì bạn sẽ nghiễm nhiên chiến thắng ván bài đó mà không cần bất kỳ lượt đánh nào. Nếu trong cùng một ván mà có nhiều người cùng có những nhóm bài đặc biệt trên thì thứ tự chiến thắng sẽ được tính thấp dần theo thứ tự từ trên xuống: sảnh rồng – tứ quý 2 – 10 lá đồng chất – 3 Sám cô – 5 đôi.
  • Xin làng: Là hành động bạn cướp cái ngay sau khi chia bài vì thấy rằng sẽ không ai có thể chặn lượt đánh của mình. Sau khi xin làng, người xin sẽ lần lượt đánh các quân bài của mình cho đến hết. Người xin sẽ thành công chiến thắng nếu không ai có thể chặn bất kỳ lượt đánh nào của mình, và ngược lại nếu bị chặn, họ sẽ phải đền làng.
  • Báo Sâm: Là hành động khi người chơi Sâm lốc chỉ còn một lá bài trên tay thì phải báo cho những người chơi khác biết. Khi một người báo Sâm, các người chơi khác phải chặn lượt đánh của người báo bằng mọi cách có thể. Nếu phát hiện ra ai có thể chặn mà lại không chặn để người báo về đích thì người không chặn đó sẽ bị phạt.
Báo Sâm, những điểm đặc trưng nhất của Sâm lốc 
Báo Sâm, những điểm đặc trưng nhất của Sâm lốc

Luật chơi Sâm đơn giản, ai cũng có thể dễ dàng hiểu

Luật chơi Sâm lốc có nhiều điểm tương đồng giống tiến lên miền Nam nên khá dễ hiểu đối với tất cả mọi người. Một ván bài sẽ thường có từ 2 và tối đa là 5 người. Tất cả những gì bạn cần là bộ bài tú lơ khơ (hay còn gọi là bài tây, bài joker) có đủ 52 lá để tiến hành chơi.

Khi bắt đầu, mỗi người chơi Sâm lốc sẽ được chia 10 lá bài, người chia bài có thể là người chơi hoặc người ngoài. Lượt đánh đầu tiên có nhiều cách quyết định, thường là người có lá bài nhỏ nhất. Các ván bài sau thì cái (lượt đánh bài đầu tiên) sẽ do người chiến thắng ván trước nắm giữ. Cần lưu ý rằng cái có thể được chuyển cho người chơi khác trong một số trường hợp đặc biệt.

Sau khi nhận bài, các người chơi Sâm lốc thực hiện luân phiên lượt đánh của mình theo vòng. Người đánh sau sẽ phải đánh những lá bài có giá trị lớn hơn người đánh trước như trò tiến lên. Người nào có lượt đánh cuối cùng, không ai chặn được nữa thì sẽ giành quyền bắt đầu lượt đánh mới.

Người chiến thắng trong Sâm lốc là người hết bài đầu tiên (trừ những trường hợp đặc biệt kể trên). Tất cả những người chơi còn lại không tiếp tục đánh đến khi hết bài mà sẽ dừng lại luôn và quyết định thứ tự thắng thua dựa trên số lá bài còn lại trên tay, càng ít lá càng tốt.  

Luật chơi Sâm lốc vô cùng đơn giản, dễ hiểu cho mọi người
Luật chơi Sâm lốc vô cùng đơn giản, dễ hiểu cho mọi người

Thứ tự cao thấp của các quân bài trong Sâm

Sâm lốc có thứ tự các quân bài cao dần từ 3 đến 2. Thứ tự chi tiết của các lá bài lẻ là 3 – 4 – 5 – 6 – 7 – 8 – 9 – 10 – J – Q – K – A – 2. Tương tự đối với đôi, Sâm và tứ quý: Thấp nhất là đôi 3, Sâm 3, tứ quý 3 và cao nhất là đôi 2, Sâm 2, tứ quý 2.

Riêng đối với sảnh, thứ tự có chút khác biệt: Thấp nhất là sảnh A-2-3, còn cao nhất là sảnh Q-K-A, không có sảnh K-A-2. Số lượng các lá trong sảnh không xếp cao thấp, nghĩa là sảnh 4 lá không lớn hơn sảnh 3 lá mà ta chỉ xét cao thấp trong cùng một sảnh có số lượng lá như nhau.

Thứ tự cao thấp của các quân bài trong Sâm lốc 
Thứ tự cao thấp của các quân bài trong Sâm lốc

Trên đây là những thông tin về luật chơi, cách chơi cũng như mọi thông tin về Sâm lốc mà bạn cần biết để có thể chơi game bài này. Mong rằng chúng tôi đã cung cấp đầy đủ, chi tiết mọi điều để bạn có thể hiểu và thực hành được trò chơi này.

Tổng hợp: letounews.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *